Cảm cúm: Cái nhìn toàn diện

Bệnh cúm thường do các virus cúm gây ra. Hai loại virus cúm thường gặp là virus cúm A và B. Bệnh cúm thường xảy ra vào các mùa nhất định trong năm. Thường vào tháng 12 (mùa đông) và tháng 3 (bắt đầu mùa hạ). Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiếp xúc với các giọt bắn từ người mang nguồn bệnh.

Triệu chứng cúm:

Thông thường người ta hay nhầm giữa cảm cúm và cảm lạnh. Cảm lạnh thường phổ biến bất kì thời gian nào trong năm do có cùng một số triệu chứng như đau họng, ho và nghẹt mũi. So với cảm lạnh, cảm cúm thường khởi phát đột ngột hơn, dấu hiệu bệnh có thể xuất hiện trong 48 – 72 giờ sau khi tiếp xúc với virus cúm.

 

Các triệu chứng thường gặp:

  • Khi mới bắt đầu bệnh nhân có thể cảm thấy ớn lạnh, đổ mồ hôi
  • Sốt cao: 39 – 41 độ, sốt liên tục 3-4 ngày, trẻ em thường sốt cao hơn người lớn
  • Nhức đầu
  • Mệt mỏi
  • Ho khan
  • Nghẹt mũi, có thể kèm chảy nước mũi
  • Đau họng
  • Nôn, tiêu chảy: thường gặp với trẻ em.

Các triệu chứng cảm cúm thường kéo dài trong 4 – 7 ngày. Ho khan có thể kéo dài hàng tuần sau khi khỏi bệnh.

Những đối tượng nguy cơ cao mắc biến chứng cúm:

  • Trẻ em và người lớn tuổi: Trẻ em từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi và người già trên 65 tuổi có nguy cơ mắc cúm cao hơn người bình thường.
  • Người suy giảm miễn dịch: những người có bệnh lý như người bị HIV/AIDS, người đang điều trị ung thư, đang dùng thuốc chống thải ghép, hoặc dùng kéo dài…
  • Người mắc bệnh mãn tính: bao gồm các bệnh về phổi (như hen suyễn), tiểu đường, tim mạch, thần kinh, rối loạn tiêu hóa, các bất thường về thận, gan hoặc rối loạn máu,…

Biến chứng về cúm:

Biến chứng thường không xuất hiện đối với những đối tượng khỏe mạnh, các triệu chứng có thể biến mất hoàn toàn và không kéo dài nhiều nhất trong vòng 2 tuần.

Đối với những đối tượng có nguy cơ cao, bệnh cúm có thể gây nên các biến chứng như viêm phổi do cúm, bội nhiễm vi khuẩn, giảm tiểu cầu, viêm màng não, viêm tai giữa … Đối với người già và những người suy giảm miễn dịch biến chứng viêm phổi có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Khi các triệu chứng trở nặng hoặc các triệu chứng kéo dài trên 3 tuần hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Phương pháp điều trị:

Biến chứng thường không xuất hiện đối với những đối tượng khỏe mạnh, các triệu chứng có thể biến mất hoàn toàn và không kéo dài nhiều nhất trong vòng 2 tuần.

Đối với những đối tượng có nguy cơ cao, bệnh cúm có thể gây nên các biến chứng như viêm phổi do cúm, bội nhiễm vi khuẩn, giảm tiểu cầu, viêm màng não, viêm tai giữa … Đối với người già và những người suy giảm miễn dịch biến chứng viêm phổi có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Khi các triệu chứng trở nặng hoặc các triệu chứng kéo dài trên 3 tuần hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Phương pháp phòng ngừa:

Tiêm chủng :Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm là tiêm vaccin cúm hằng năm. Do virus cúm biến đổi theo năm nên mỗi năm chỉ cần 1 mũi tiêm nhắc lại có thể phòng ngừa cúm hiệu quả.

Ngoài vaccine thì hình thành thói quen sinh hoạt tốt cũng là cách để phòng ngừa cúm hiệu quả:

  • Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng
  • Không dùng chung khăn tắm hoặc đồ gia dụng (ví dụ như cốc uống nước) với người bị cảm lạnh
  • Không chạm vào mắt hoặc mũi của bạn trong trường hợp bạn đã tiếp xúc với vi rút – nó có thể lây nhiễm sang cơ thể theo cách này
  • Khi không có khăn giấy, nếu ho hoặc hắt hơi sử dụng khủy tay để che, không nên sử dụng tay để che
  • Tránh dùng chung đồ uống với người khác
  • Tránh tiếp xúc gần với người khác khi bị cảm cúm, nên đeo khẩu trang
  • Nghỉ ngơi ở nhà khi cảm thấy không khỏe.

Những Tin Tức nổi
bật khác

#Kiến thức y khoa#tin tức

Cảm cúm: Cái nhìn toàn diện

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *