Hệ thống tiền đình (nằm ở phía sau hai bên ốc tai)giúp chúng ta có thể giữ được thăng bằng, duy trì tư thế và phối hợp nhịp nhàng giữa cử động mắt, đầu hay thân mình. Khi xoay người, cúi người và di chuyển,…Tiền đình giúp não định hình được cơ thể trong không gian, qua đó giữ được thăng bằng.
Khi bị rối loạn tiền đình, các triệu chứng hay gặp đối với người bệnh:
– Chóng mặt, hoa mắt.
– Choáng váng, nhất là khi đột ngột đứng lên, ngồi xuống hay xoay người.
– Thường xuyên bị đau đầu.
– Không làm chủ được tư thế.
– Buồn nôn và nôn, thậm chí nôn vọt.
– Thường xuyên bị tê chân, tê tay và run rẩy,…
– Chóng quên.
– Thở nhanh.
Rối loạn tiền đình có dứt điểm được không? Nguy hiểm như thế nào?
Những triệu chứng chỉ xuất hiện trong vòng vài ngày, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều người bệnh có các triệu chứng lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi triệu chứng xuất hiện, người bệnh có thể bị choáng váng, không làm chủ đươc tư thế. Điều này rất nguy hiểm đối với những người bệnh đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông, những người cao tuổi đang đi lại,.. có thể dẫn tới các chấn thương nghiêm trọng như chấn thương sọ não, gãy chi, … Đáng lo ngại hơn nguy cơ xuất hiện tình trạng đột quỵ có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Việc phát hiện bệnh sớm và thực hiện các biện pháp phòng tránh đúng cách có thể giúp chữa khỏi dứt điểm rối loạn tiền đình và phòng tránh được nguy cơ tái phát liên tục. Việc thăm khám sớm khi có các biểu hiện nghi ngờ là cần thiết.
Rối loạn tiền đình có hai loại: rối loạn tiền đình trung ương và ngoại biên. Rối loạn tiền đình trung ương thường do các tổn thương não, mắc các bệnh lý về não.
Các nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn tiền đình ngoại biên:
- Huyết áp thấp, bệnh lý tim mạch, …Các bệnh lý làm huyết lưu thông kém và tắc nghẽn mạch máu.
- Căng thẳng, áp lực là nguyên nhân chính gây tổn thương lên dây thần kinh số 8 và từ đó ảnh hưởng tới hệ thống tiền đình.
- Người cao tuổi: tuổi cao làm suy giảm một số chức năng của cơ thể.
- Béo phì
- Nữ giới có nguy cơ cao hơn nam giới.
- Tổn thương vùng tai trong.
- Dùng một số thuốc kháng sinh như streptomycin, gentamycin,…
- Sử dụng rượu, ma túy.
Một số phương pháp điều trị rối loạn tiền đình:
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng và đủ liều theo đơn thuốc bác sĩ kê. Các loại thuốc và liều lượng sử dụng của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc và quá trình kiểm tra, xét nghiệm lâm sàng xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương của bệnh.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính mắc kèm nếu nguyên nhân rối loạn tiền đình từ các bệnh lý này.
- Tập luyện hàng ngày: Việc tập thể dục mỗi ngày rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh tật. Những bệnh nhân mắc chứng rối loạn tiền đình cũng nên lưu ý hơn về vấn đề này. Tập luyện sẽ giúp lưu thông máu hiệu quả hơn, tuần hoàn máu não ổn định hơn. Bên cạnh đó, tập thể dục cũng giúp giảm áp lực và căng thẳng cho người bệnh. Tốt nhất, bệnh nhân nên đi bộ mỗi ngày và tránh việc ngồi quá lâu mà không thay đổi tư thế.
- Giữ ấm cơ thể, nên tắm bằng nước ấm và tắm ở nơi kín gió.
- Cân bằng giữa chế độ làm việc và nghỉ ngơi
Trường hợp những phương pháp nêu trên không mang lại hiệu quả, tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng, bác sĩ có thể tính đến phương pháp phẫu thuật, để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất và giúp bệnh nhân sớm cải thiện chất lượng sống.
Những Tin Tức nổi
bật khác
#Kiến thức y khoa#Sức khỏe con người
Rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?
#Kiến thức y khoa#Sức khỏe con người
Thuốc tránh thai hàng ngày có gây vô sinh không?
#Kiến thức y khoa#Sức khỏe con người
Cảm cúm: Cái nhìn toàn diện
#Kiến thức y khoa#Sức khỏe con người
Thuốc tránh thai hàng ngày có gây vô sinh không?